Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Phương pháp giúp hạ huyết áp trong vòng 1 tháng

Huyết áp tăng mỗi khi căng thẳng, gây nguy hiểm cho người bệnh. Cao huyết áp là trạng thái máu lưu thông trong động mạch với áp suất cao bất thường.

Bệnh cao huyết áp nếu không được điều trị và kiểm soát, có thể dẫn đến các chứng rối loạn chết người như bệnh mạch vành, suy thận, suy tim, đột quỵ,…. Cao huyết áp là một trong những bệnh phổ biến nhất, đặc biệt là ở người cao tuổi do lối sống không lành mạnh. Thường xuyên ăn thực phẩm không lành mạnh, không tập thể dục hàng ngày, áp lực công việc, căng thẳng,... đều có thể dẫn đến tăng huyết áp. Mặc dù bệnh cao huyết áp thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa. Bệnh nhân cao huyết áp gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống do các triệu chứng như mệt mỏi, đánh trống ngực, nhức đầu,… Các bác sĩ thường kê các toa thuốc tác dụng mạnh giúp giảm huyết áp, tuy nhiên, thời gian dài sử dụng sẽ không tốt cho cơ thể.

Phương pháp giúp hạ huyết áp trong vòng 1 tháng

Dưới đây là biện pháp tự nhiên giúp bạn hạ huyết áp trong vòng 1 tháng:

Thành phần:

- 3 quả chà là không hạt

- 1 cốc nước nóng

Đây là phương pháp điều trị tự nhiên giúp giảm huyết áp cao rất hiệu quả khi được sử dụng đều đặn, kết hợp với việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dùng các loại thuốc mà bác sĩ kê đơn hạ huyết áp và biện pháp tự nhiên này. Khi các triệu chứng thuyên giảm, bạn có thể đề nghị bác sĩ để giảm dần các loại thuốc. Quả chà là là loại trái cây khô rất tốt cho sức khỏe.

Quả chà là giàu sắt, vitamin A, canxi, các chất chống oxy hóa,…. Vì vậy, cùng với việc điều trị huyết áp cao, nó cũng có thể điều trị các chứng bệnh như thị lực kém, táo bón, tổn thương tế bào,….

Quả chà là cũng chứa một lượng magie cao. Magie là một trong những khoáng chất quan trọng và cần thiết, giữ cho các mạch máu giãn nở giúp máu lưu thông dễ dàng, do đó ngăn ngừa các tình trạng như huyết áp cao.

Lưu ý:

- Ăn 3 quả chà là mỗi ngày trước khi ăn sáng.

- Sau khi ăn chà là nên uống một cốc nước ấm.

- Thực hiện liên tục trong vòng từ trên 1 tháng.

BS. Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

Thời gian lý tưởng cho phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe

Sinh con có thể là một chấn thương mà phụ nữ phải trải qua, do vậy quy định dành khoảng thời gian sáu tuần để phục hồi các nhu cầu về thể chất và tinh thần đối với phụ nữ mới sinh vẫn chưa hợp lý.

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Salford cho rằng có thể phải cần đến một năm để phục hồi sau sinh. TS.Wray, tác giả chính của nghiên cứu đã đề cập trên Daily Mail UK rằngchỉ cần khoảng thời gian sáu tuần để phục hồi là một điều không tưởng.

Bà nhận thấy sự không hài lòng của các bà mẹ mới sinh và các dịch vụ y tế sau sinh do những ảnh hưởng tâm lý, điều này đòi hỏi nhiều thời gian hơn.

TS. Wray trong cuộc phỏng vấn một số bà mẹ mới sinh đã kết luận rằng rất khó cho phụ nữ quay trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản 2 tháng. Cơ thể của người mẹ vẫn đang phục hồi sau chấn thương mà họ phải trải qua khi sinh con, thậm chí là 60 ngày sau khi sinh.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí International Journal of Obstetrics & Gynaecology, một số bà mẹ bị tổn thương tinh thần và cảm xúc bao gồm trầm cảm, căng thẳng, lo âu, kiệt sức và khó chịu về thể lực có thể kéo dài dai dẳng từ 6 – 7 tháng sau sinh.

Một nghiên cứu được thực hiện về các bà mẹ sau sinh được công bố năm 2015 trên tạp chí American Journal of Obstetrics and Gynaecology cũng cho thấy các kết quả tương tự. Những bà mẹ tham gia nghiên cứu đã nhận thấy bị đau lưng, chấn thương cơ và tiêu chảy.

TS. Wray cũng cho rằng cần phải có các dịch vụ y tế sau sinh kéo dài hơn 6-8 tuần vì phần lớn các bà mẹ mong muốn nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc từ hệ thống y tế nhiều hơn để phục hồi và chăm sóc em bé.

BS. Tuyết Mai

(Theo Indiatimes)

Nên và không nên làm gì khi bị sốt xuất huyết Dengue?

SXHD có hai thể bệnh chính, trong đó số ca mắc thể nhẹ chiếm tỷ lệ khá cao. Người bệnh chỉ biểu hiện những triệu chứng ở mức độ nhẹ như sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi, nhức mắt… có thể điều trị ngoại trú. Trong khi bệnh nhân ở thể nặng hơn được khuyến cáo phải nhanh chóng nhập viện điều trị đề phòng biến chứng xảy ra. Song điểm chung là dù mắc sốt xuất huyết dạng nào, bạn cũng cần tới các cơ sở y tế tin cậy để khám và phân loại bệnh, tránh nhầm lẫn sang những căn bệnh khác có triệu chứng tương tự, đồng thời tìm được phác đồ điều trị đúng người, đúng bệnh.
Việc điều trị SXHD hiện nay chủ yếu điều trị triệu chứng, cụ thể là:
- Hạ nhiệt bằng cách: + Sử dụng thuốc hạ nhiệt: Các bác sĩ chỉ định bệnh nhân sốt cao từ 39 độ C trở lên được phép dùng Paracetamol đơn chất với liều lượng 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ. Tổng liều lượng Paracetamol không được vượt quá 60mg/kg cân nặng trong vòng 24 giờ. Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hạ sốt khác như aspirin, analgin, ibuprofen… vì có thể gây xuất huyết, toan máu. + Kết hợp các biện pháp hạ nhiệt khác: Dùng khăn ấm đắp vào trán, lau nách, bẹn phòng sốt cao, co giật. Tuyệt đối không dùng nước đá hoặc đá lạnh để chườm. - Bù nước cho cơ thể bằng cách: + Khuyến khích người bệnh uống nhiều Oresol, nước trái cây (cam, quýt, chanh, dừa…), nước đun sôi để nguội. Trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt nên uống khoảng 0,5 – 1 lít nước/ngày, trẻ trên 5 tuổi uống khoảng 1,5 – 2,5 lít nước/ngày, riêng người lớn cần uống từ 2,5 – 3 lít nước/ngày. + Cho bệnh nhân ăn một số đồ ăn nhẹ, dễ nuốt, dễ tiêu như súp, sữa, nước cháo loãng nêm chút muối… Quan trọng nhất vẫn là theo dõi sát người bệnh nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu nặng như sốt cao liên tục, lả người, buồn nôn, tiểu ít, xuất huyết… để đưa đi cấp cứu kịp thời vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh là khi hết sốt (thường từ ngày thứ 3 – 6), bệnh có thể trở nặng và sốc dẫn tới tử vong chỉ sau 5 – 6 tiếng đồng hồ nếu không kịp cứu chữa.
Những điều cần tránh khi điều trị SXHD tại nhà:
- Không sử dụng quá liều lượng Paracetamol quy định để tránh gây tổn thương cho gan - Không dùng thuốc kháng sinh trừ trường hợp có biểu hiện hoặc nguy cơ nhiễm trùng và nếu dùng cũng phải xin tư vấn của bác sĩ - Không tự ý truyền dịch tại nhà nhằm phòng ngừa các biến chứng nặng do thừa dịch như phù phổi cấp, suy tim do quá tải tuần hoàn... - Không cạo gió, xông hơi hoặc áp dụng những phương pháp dân gian, truyền miệng khi hiệu quả của chúng đối với SXHD chưa được chứng minh trong thực tiễn - Không tắm dù là bằng nước lạnh hay nước nóng mà chỉ nên lau người bằng khăn ấm - Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, ngừng hút thuốc, uống rượu bia trong quá trình điều trị.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cách nào chữa bệnh đái dầm ở trẻ?

Bác sĩ Vivek Rege nói rằng cha mẹ thường chú ý tới tình trạng cảm lạnh, ho và sốt ở trẻ nhưng hay coi nhẹ việc trẻ đái dầm, đó cũng là một vấn đề rất quan trọng.

Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu vì sao trẻ đái dầm. Ở nhiều trẻ, khả năng kiểm soát bàng quang rất hạn chế. Điều này là do mất cân bằng hormon, đặc biệt liên quan với hormon chống lợi tiểu. Việc điều trị cho trẻ đái dầm trước hết cần xác định được nguyên nhân gây đái dầm và dùng thuốc kết hợp với những thay đổi lối sống cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cũng đang được tiến hành nhằm cố gắng thiết lập mối liên quan giữa việc sử dụng các mạng xã hội và mạng ảo với tình trạng đái dầm, trong khi một số tìm hiểu mối liên quan giữa bạo lực và đái dầm.

Tuy nhiên, một số thay đổi lối sống dưới đây có thể giúp trẻ khỏi bệnh đái dầm:

- Bạn không nên la mắng con nếu trẻ đái dầm. Cần xác định đây là bệnh trẻ không tự kiểm soát được và do vậy trẻ không nên bị khiển trách vì điều đó.

- Những khi trẻ không đái dầm, bạn cần khích lệ trẻ.

- Cần nhắc trẻ đi vệ sinh ngay trước khi ngủ.

- Ít nhất hai giờ trước khi ngủ, trẻ cần được uống các loại đồ uống nóng như sữa ấm.

- Không nên cho trẻ uống trà, cà phê trước khi ngủ

- Bạn có thể đặt chuông đồng hồ để đánh thức trẻ dậy đi tiểu lúc nửa đêm

- Đái dầm cũng có thể là vấn đề khi ngủ trong phòng điều hòa vào mùa he. Cần đảm bảo trẻ không bị quá lạnh trong đêm.

Nếu trẻ đái dầm ít nhất 2-3 lần trong tuần có nghĩa là tình trạng đã trở nên thực sự nghiêm trọng và bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

BS Thu Vân

(Theo Timesofindia)

Cách xử trí 4 bệnh trẻ nhỏ dễ mắc trong ngày nóng bức

Theo BS. Trần Thu Thủy, BV Nhi Trung ương, thân nhiệt quá cao có thể gây tổn thương cho não và các cơ quan quan trọng khác.

Ra mồ hôi nhiều mà không được bù nước đầy đủ có thể dẫn tới mất nước và chuột rút, trong khi cơ thể không thải đủ nhiệt sẽ dẫn tới suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng cần cấp cứu. Chuột rút, kiệt sức vì nóng hay say nóng thường xuất hiện ở trẻ lớn tham gia hoạt động thể lực kéo dài dưới nắng nóng, ví dụ trong giờ chơi thể thao. Với trẻ nhỏ, bệnh chủ yếu liên quan tới nắng nóng là mất nước.

1. Mất nước

Trẻ bị mất nước khi lượng dịch thoát ra qua mồ hôi và nước tiểu lớn hơn lượng dịch uống vào. Mất nước ở mức độ nhỏ, kể cả chỉ tương đương 2% cân nặng, cũng có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ. Mất nước làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt và do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng khác.

Các biểu hiện của mất nước ở trẻ là: Môi khô, khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc, sẫm màu. Khóc không có nước mắt. Trẻ quấy khóc, khó chịu. Có vẻ ủ rũ, lờ đờ, mệt mỏi. Trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện: mắt trũng, thóp trũng, buồn nôn, nôn, lờ đờ hay hôn mê.

Nếu nghi ngờ bé bị thiếu nước, cần chuyển bé vào nơi thoáng mát, cho bé uống nước. Nếu bé không cảm thấy dễ chịu hơn thì cần tìm sự trợ giúp y tế.

2. Chuột rút do nóng

Chuột rút do nóng là tình trạng đau cơ hay co cứng cơ, thường xuất hiện ở vùng bụng, cánh tay hay cẳng chân, khi vận động quá mức trong thời tiết nóng. Trẻ hay vã mồ hôi nhiều khi hoạt động mạnh dễ bị chuột rút kiểu này. Ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể mất nước và muối, hàm lượng muối thấp trong cơ khiến cơ co rút đau đớn. Chuột rút do nóng cũng có thể là biểu hiện của kiệt sức do nóng.

Cách xử trí nên làm là: Ngừng hoạt động thể lực và ngồi yên ở nơi râm mát. Uống nhiều nước. Tiếp tục ngừng hoạt động thể lực mạnh trong vòng vài giờ sau khi hết bị chuột rút để tránh rơi vào kiệt sức hay say nắng. Tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng không cải thiện sau một giờ.

3. Kiệt sức do nóng

Các dấu hiệu cảnh báo: Vã mồ hôi như tắm, người nhợt nhạt, chuột rút, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, ngất. Da lạnh và ẩm ướt. Mạch nhanh và yếu. Thở nhanh và nông.

Nếu không được điều trị, kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành say nắng. Cần tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng này không tiến bộ sau một giờ. Giúp trẻ hạ thân nhiệt bằng các biện pháp: cho uống nước mát, tắm nước mát, lau người bằng khăn mát, đưa trẻ tới nơi có quạt mát, điều hòa, mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát.

4. Say nắng

Đây là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ: thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồi hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát. Thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 phút. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

Các dấu hiệu cảnh báo: Thân nhiệt lên cao (trên 39,5 độ C). Da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi). Mạch nhanh, mạnh. Đau đầu nhức nhối. Chóng mặt. Buồn nôn. Mê sảng. Mất ý thức.

Say nắng là tình trạng cấp cứu, có thể dẫn tới tử vong. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nêu trên, cần nhờ người gọi xe cấp cứu trong khi tìm cách hạ thân nhiệt của trẻ. Chuyển trẻ tới khu vực râm mát. Nhanh chóng hạ thân nhiệt của trẻ bằng bất cứ biện pháp nào, ví dụ dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc trẻ trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh.

Theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống còn 38,5 độ C hay 39 độ C.

Phòng bệnh do nắng nóng cách nào?

Theo BS. Thủy, để phòng bệnh do nắng nóng gây ra cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo dự báo thời tiết để lập kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của trẻ.

Đội mũ rộng vành, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, sáng màu, bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường.

Tránh những nơi nắng gắt, không đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay đứng ở nơi đông người.

Hạn chế hoạt động thể lực mạnh, tranh thủ tìm chỗ trú ở nơi có bóng râm.

Uống đủ nước, dùng các loại dịch không gây lợi tiểu, ví dụ nước lọc, tránh các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức, trẻ có thể uống 0,5-1 lít nước mát mỗi giờ. Cho trẻ tắm nước mát.

Các bác sĩ cũng lưu ý rằng quạt máy có thể khiến trẻ thấy bớt nóng, nhưng khi nhiệt độ môi trường lên quá cao, quạt sẽ không giúp phòng ngừa bệnh do nắng nóng. Quạt máy đẩy không khí chạy quanh nhưng không làm nguội không khí (quạt phát huy tác dụng nhiều hơn nếu được đặt gần cửa sổ để mở). Tắm nước mát hoặc chuyển vào nơi có điều hòa sẽ giúp trẻ hạ thân nhiệt hiệu quả hơn nhiều. Ở trong phòng có điều hòa vài giờ mỗi ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh do nắng nóng.

Những trẻ dễ mắc bệnh do nắng nóng gồm:– Trẻ dưới 4 tuổi: tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể trên cân nặng cao hơn so với người lớn khiến lượng nhiệt hấp thu từ môi trường và lượng nhiệt sản sinh khi vận động đều cao hơn. Trẻ quá nhỏ chưa thể tự vận động để lấy nước uống sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm trẻ. Trẻ đủ lớn để tự lấy nước cũng thường hay quên, không uống đủ nước.– Trẻ bị bệnh cấp tính, đặc biệt là sốt và bệnh đường tiêu hóa.– Trẻ vận động quá nhiều, nhất là nếu chưa quen với nắng nóng, lại quá mập hoặc không thật khỏe mạnh.– Trẻ đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể, ví dụ thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị bệnh tâm thần.– Trẻ từng có tiền sử bị bệnh liên quan tới nắng nóng.

BS. Trần Thu Thủy

(BV Nhi Trung ương)

Dấu hiệu sốc nhiệt không nên bỏ qua

Sốc nhiệt thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, tuy ít phổ biến nhưng rất nghiêm trọng.

Theo NHS Choices, sốc nhiệt có thể khiến não, tim, phổi, gan và thận làm việc quá sức, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Các chuyên gia cảnh báo kiệt sức do nhiệt hoặc sốc nhiệt có thể xuất hiện đột ngột - hoặc từ từ trong vài giờ hoặc nhiều ngày.

Các triệu chứng kiệt sức do nhiệt bao gồm:

- Đau đầu

- Chóng mặt, lú lẫn

- Mất cảm giác thèm ăn

- Đổ mồ hôi, da nhợt nhạt

- Chuột rút ở cánh tay, chân hoặc đau dạ dày

- Thở nhanh hoặc mạch đập nhanh

- Thân nhiệt trên 37 độ C.

- Khát nước

Các triệu chứng đột sốc nhiệt bao gồm da khô nóng, không đổ mồ hôi và thân nhiệt trên 40 độ C.

Bệnh nhân trong tình trạng này nên được chuyển đến nơi mát mẻ, nới rộng quần áo

Để bệnh nhân nằm xuống, nâng cao chân và uống nhiều nước.

Các chuyên gia cũng gợi ý nên làm mát da của bệnh nhân bằng nước lạnh hoặc gói nước đá nếu tình trạng của họ không cải thiện sau 30 phút.

Theo các chuyên gia y tế, cách tốt nhất để giữ an toàn khi nhiệt độ môi trường cao là chú ý tình trạng sức khỏe của người thân, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và những người có tình trạng sức khỏe yếu. Đóng rèm cửa ở những phòng đối diện với ánh nắng để giữ nhiệt độ trong nhà thấp hơn ngoài trời, uống nhiều nước, không nên uống đồ uống có nhiều đường, cồn hoặc chứa cafein do chúng khiến bạn mất nước nhiều hơn.

Các chuyên gia cho biết mọi người không nên ở trong xe đóng kín, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên tránh ánh nắng từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nên đi trong bóng râm, tránh hoạt động quá sức, thoa kem chống nắng và đội mũ nếu bạn phải đi ra ngoài.

BS. Tuyết Mai

(Theo Univadis/ Express)

Tác hại khi trẻ đeo cặp sách nặng

Điều gì sẽ xảy ra với trẻ khi mang trọng lượng vượt quá giới hạn nói trên?

Dưới đây là những ảnh hưởng tạm thời và lâu dài của việc mang cặp sách nặng với sức khỏe của trẻ:

Ảnh hưởng tạm thời

Đeo cặp nặng có thể gây đau lưng, cổ và vai kèm theo ngứa ran và yếu tay. Mệt mỏi và sớm phát triển tư thế kém.

Ảnh hưởng lâu dài

Sự căng thẳng trên cổ và vai dẫn tới đau đầu

Tổn thương cột sống làm tăng các vấn đề như gù, cong vẹo cột sống.

Giảm khả năng thở do phổi bị áp lực bởi tư thế cúi gập hoặc vẹo sang bên.

Đau lưng và co thắt cơ

Dưới đây là một số lời khuyên giúp phòng tránh tác hại của việc mang cặp sách nặng:

Bạn nên để trẻ dùng ba lô hơn là dùng túi vì túi chỉ được đeo một bên vai có thể gây sai tư thế. Tuy nhiên, ba lô cũng không được quá nặng

Khi mua túi, hãy mua một chiếc túi chắc chắn, với quai đeo rộng và có đệm để giảm áp lực lên khu vực cổ và vai.

Kiểm ra tư thế của trẻ sau khi đeo cặp sách. Nếu bạn thấy thấy trẻ chúi người về phía trước hãy kiểm tra xem cặp có quá nặng không hoặc đeo không đúng cách.

Đảm bảo trẻ chỉ mang những vật dụng cần thiết tới trường ngày hôm đó

Các biện pháp khác:

Học sinh nên có tủ riêng có thể đựng sách và những vật dụng khác cần thiết để giảm thiểu vật dụng cần mang theo.

BS Thu Vân

(Theo THS)

Phương pháp giúp hạ huyết áp trong vòng 1 tháng

Huyết áp tăng mỗi khi căng thẳng, gây nguy hiểm cho người bệnh. Cao huyết áp là trạng thái máu lưu thông trong động mạch với áp suất cao bất...